Tôi đang dừng xe chờ đèn đỏ thì nghe thấy phía sau lưng có còi xe cứu thương. Tuy nhiên,ượtđènđỏnhườngđườngchoxecứuthươnggâytainạncóbịphạttùmu do đường quá đông nên tôi không thể nhường đường mà chỉ có thể đứng tại chỗ hoặc vượt đèn đỏ. Lúc này tôi thấy một số xe đã vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương.
Trong trường hợp nếu để xảy ra tai nạn do vượt đèn đỏ để nhường đường trong hoàn cảnh này thì có được miễn trừ, hoặc giảm nhẹ trách nhiệm vi phạm? Tôi nên làm gì để vẫn có thể nhường đường cho xe ưu tiên mà không phạm luật?
Bạn đọc Minh Anh.
Luật sư tư vấn
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (Công ty luật Viên An) tư vấn, theo khoản 1 điều 22 luật Giao thông đường bộ, xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là một trong 5 loại xe được quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Khi xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ không bị hạn chế tốc độ, được phép tiếp tục di chuyển kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ. Người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.
Người điều khiển phương tiện giao thông không nhường đường, hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Tài xế có được vượt đèn đỏ, để nhường đường cho xe cứu thương?
Theo khoản 11 điều 2 luật Xử lý vi phạm hành chính,tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Do đó, người nào thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết sẽ không bị xử phạt hành chính(điều 11 luật Xử lý vi phạm hành chính).
Việc tài xế vượt đèn đỏ là để nhường đường cho xe ưu tiên, tạo điều kiện đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho bệnh nhân. Hành vi vượt đèn đỏ xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, an toàn giao thông, tuy nhiên thiệt hại gây ra sẽ nhỏ hơn thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người trên phương tiện xe cấp cứu. Vì vậy, có thể được xem là hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết, người điều khiển xe sẽ không bị xử phạt hành chính.
Khi vượt đèn đỏ, người điều khiển xe vẫn phải chú ý quan sát, chạy với tốc độ phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông. Nếu người lái xe không chú ý quan sát, không chạy xe với tốc độ hợp lý mà gây ra tai nạn thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nhưng có thể được xem xét giảm nhẹ mức xử phạt vi phạm hành chính, trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người gây tai nạn nếu điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng; nếu là xe mô tô, xe máy thì mức phạt từ 4 - 5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng (điều 5 và điều 6 Nghị định 100 năm 2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123 năm 2021).
Trường hợp để xảy ra tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng như: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% - 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng… thì người vi phạm có thể bị xử lý về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 15 năm tù. Tuy nhiên, tài xế có thể được xem xét giảm nhẹ mức phạt.
Để việc nhường đường cho xe cứu thương đảm bảo an toàn, phù hợp với quy định pháp luật thì người điều khiển phương tiện giao thông cần quan sát kỹ lưỡng, cẩn trọng khi vượt đèn đỏ. Trong một số trường hợp, tài xế ô tô không nhất thiết phải vượt đèn đỏ, gây xung đột với luồng xe cộ mà chỉ cần tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường và đánh lái về phía bên phải để đảm bảo an toàn, nhường đường cho xe cứu thương.